Các đặc trưng liên quan đến Smartphone chống nước có lẽ không còn xa lạ gì với người dùng công nghệ hiện nay. Nhưng vẫn còn đó những khía cạnh chưa được hiểu và nhận thức đúng cách. Tầm quan trọng của tính năng chống nước trên smartphone là gì? Đối với một bộ phận người dùng, đó thực sự là một khía cạnh không thể thiếu đối với nhu cầu của họ. Đối với một vài người khác, nó lại là một sự thừa thãi không cần thiết và làm tăng giá thành sản phẩm lên. Nhìn chung, Smartphone chống nước có tác dụng bảo vệ thiết bị của bạn khỏi tác động vô tình không đoán trước của tai nạn xảy ra trong cuộc sống, và tất nhiên, cũng giống như những loại hình bảo hiểm, chúng đều đi kèm với một cái giá khá đáng kể. Vậy liệu nó có thật sự xứng đáng với giá trị mà người dùng bỏ ra? Hãy cùng giải đáp cho câu hỏi này ngay sau đây.
- Smartphone chống nước là gì?
Khi nói đến khái niệm Smartphone chống nước, điều thực sự được nói đến ở đây là khả năng chịu nước của điện thoại. Xét về mặt lý thuyết ngữ cảnh, điều này tương đương với việc điện thoại sẽ không thể bị nước xâm nhập. Tuy nhiên, xét về mặt thực tế, không chiếc smartphone nào có thể chống nước hoàn toàn 100% một cách trọn vẹn được, nhưng ít ra sẽ chứng tỏ được hiệu quả trong một giới hạn nhất định, nhất là những trường hợp liên quan xuất hiện khá phổ biến trong đời sống thường ngày.
Tất nhiên, chúng ta không cần phải quá cứng nhắc về những con số chính xác được đề cập bên trên. Kể cả khi bạn lỡ tay để nó chìm dưới nước trong 31 phút, xác suất Smartphone chống nước của bạn vẫn hoạt động bình thường là rất cao.
Ngược lại, dù cho smartphone của bạn có chứng chỉ chống nước nhưng điều đó cũng không có nghĩa trong mọi trường hợp nằm trong giới hạn thì đều vô hại đến thiết bị; hoặc ngay cả khi không có tiêu chuẩn sản xuất thiết kế chịu nước nhưng một số tên tuổi đặc biệt lại tỏ ra rất “lì” khi lâm vào tai nạn tương tự, chẳng hạn như chiếc Moto G.
2. Lợi ích của người dùng và nhà sản xuất khi Smarrtphone có tính năng chống nước
Chắc chắn rằng khi đem đặc điểm đó lên thì giá thành cũng sẽ tăng cao theo, không chỉ đến từ công nghệ keo dán bảo vệ nguyên khối bên trong khung máy, mà còn là quá trình phát triển và hoàn thiện kết cấu thiết kế toàn phần nên chiếc điện thoại này. Một trong những người đồng sáng lập nên Xiaomi – Lei Jun – từng cho biết chi phí sản phẩm sẽ tăng từ 20-30% do đặc điểm đó. Con số cụ thể sẽ còn tùy thuộc vào quyết định cuối cùng của từng thương hiệu, nhưng kết quả tất yếu là nó vẫn sẽ tăng lên mà thôi. (Lưu ý là không phải Smartphone chống nước nào cũng sẽ đắt hơn điện thoại thường, đó đơn giản là bạn chi trả cho một khoản dịch vụ bảo hiểm máy mà thôi).
Một khía cạnh nữa cần cân nhắc đó là tiêu chuẩn IP không tính đến trường hợp bạn sử dụng dưới nước thường xuyên như thói quen hằng ngày được. Đây không phải một điểm mang tính chất tuyệt đối, nên không thể mang ra để đùa được, nên nó chỉ bao hàm trong một giới hạn nhất định.
Việc xác định chính xác về số lượng điện thoại từng bị rơi xuống nước bị hư hỏng là điều gần như bất khả thi, vì chúng thường không được báo cáo về hết cho nhà sản xuất, và dù có xuất hiện những thống kê thì đó là do công ty tự chủ động đi thu thập từ người dùng. Dù sao thì hay cùng theo dõi những con số liệu sau:
- Sau khi theo dõi hơn 200 người dùng iPhone, vào năm 2012, SquareTrade đã tính toán có đến 27% chủ nhân sử dụng iPhone đã từng gây hại cho điện thoại của mình với những tai nạn liên quan đến chất lỏng. Ngoài ra, thông tin sau đó cũng cho thấy 30% người dùng đã từng lâm vào tình huống tiêu cực liên quan đến thiết bị của mình trong 12 tháng trở về trước.
Như vậy có nghĩa là khoảng 1 trong số 3 người dùng iPhone đã không cẩn thận trong lúc sử dụng cho lắm, và cũng gần với tỷ lệ đó thì dính đến cả tai nạn chất lỏng. Tính theo công thức xác suất, sẽ có khoảng 1/10 trong tổng số iPhone bán ra là bị tổn hại bởi yếu tố chất lỏng.
Chúng ta đương nhiên không thể biết chắc loại chất lỏng và dung dịch đó là gì và liệu kết cục có tốt đẹp hay không. Nhưng với tỷ lệ 10% theo thống kê như trên, đây được coi là con số ngang bằng với cả các dòng điện thoại Android trên thế giới.
Kết quả: Xác suất 10% bị ảnh hưởng bởi chất lỏng.
- Tiếp tục là một nguồn tin nữa đến từ Plaxo vào năm 2011, cho biết về tỷ lệ khoảng 1 trong 5 người dùng điện thoại từng đánh rơi chúng vào… bồn cầu.